Cách thức tạo động lực cho nhân sự

29/05/2021

MỘT VÀI BÍ KÍP NHỎ GIÚP NTD KHÔNG BỊ MẤT ỨNG VIÊN VÀO PHÚT CUỐI
Nghệ thuật trong đàm phán
Những nguyên tắc cơ bản của đàm phán
Chiến lược cạnh tranh trong từng lĩnh vực kinh doanh
Phân tích môi trường ngành trong quản trị chiến lược
  1. Quan điểm về tạo động lực

Là lực thúc đẩy từ bên trong cá nhân để đáp ứng các nhu cầu chưa thỏa mãn.

Tạo động lực là những kích thích nhằm thôi thúc, khuyến khích, động viên con người thực hiện những hành vi theo mục tiêu.

  1. Sự cần thiết của tạo động lực

Đối với cá nhân:

  • Thúc đẩy người lao động làm việc hăng say hơn
  • Thúc đẩy tính sáng tạo và năng lực làm việc
  • Giúp tự hoàn thiện bản thân
  • Đáp ứng tốt hơn nhu cầu của bản thân

Đối với tổ chức/đơn vị:

  • Tạo ra sự gắn kết: Giữ được người tài
  • Môi trường làm việc vui vẻ, tích cực, hăng say và sáng tạo
  • Tăng năng suất lao động
  • Tăng lợi nhuận
  • Tăng hiệu quả
  1. Các yếu tố tạo động lực:
  • Nhóm yếu tố thúc đẩy:
  • Sự thành đạt;
  • Sự thừa nhận thành tích;
  • Bản chất bên trong công việc;
  • Trách nhiệm lao động;
  • Sự thăng tiến.
  • Nhóm yếu tố duy trì:
  • Các chế độ và chính sách quản trị của công ty;
  • Sự giám sát công việc;
  • Tiền lương;
  • Các mối quan hệ con người trong tổ chức;
  • Các điều kiện làm việc.
  1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực

Thuộc về bản thân cá nhân
• Sức khỏe
• Trình độ văn hóa
• Trình độ chuyên môn
• Tinh thần trách nhiệm
• Tính gắn kết
• Cường độ lao động

Thuộc về đơn vị/tổ chức
• Phân công lao động
• Chính sách/chế độ đãi ngộ: Lương, thưởng…
• Không gian, trang thiết bị làm việc
• Cư xử của sếp
• “Bầu không khí” nơi làm việc

Thuộc về môi trường làm việc
• Môi trường tự nhiên: Thời tiết và khí hậu có ảnh hưởng đến năng suất lao động
• Điều kiện lao động: tác động tới sức khoẻ và khả năng thực hiện công việc

  1. Động lực đến từ đâu?

Động lực đến từ nhiều phía: Lương, thăng tiến, học hỏi chuyên môn, tính gắn kết, tinh thần đồng đội…

  • Tạo cơ hội để họ phát triển bản thân;
  • Giải quyết xung đột nhanh, hợp lý, hợp tình;
  • Tìm các lối đi mới, hướng đến một sự thỏa mãn cao hơn cho nhân viên;
  • Thể hiện rõ mong đợi của bạn về các kết quả công việc;
  • Đãi ngộ công bằng;
  • Sa thải khi cần thiết.
  1. Cách thức tạo động lực:

  • Lắng nghe những mối quan tâm cá nhân của nhân viên;
  • Thay đổi không gian làm việc hiệu quả;
  • Giảm thiểu mức độ stress của nhân viên;
  • Nâng cao kỹ năng của nhân viên;
  • Thúc đẩy tinh thần tạo động lực cho nhân viên;
  • Để nhân viên có thể trao đổi và bày tỏ quan điểm dễ dàng;
  • Khuyến khích mọi nỗ lực, thành công của nhân viên;
  • Phải cho nhân viên thấy họ được tin tưởng;
  • Cân bằng cuộc sống – công việc của nhân viên;
  • Tạo một môi trường làm việc năng động;
  • Đưa ra những phản hồi hữu ích;
  • Học cách trao quyền cho nhân viên của mình.