Phân tích môi trường ngành trong quản trị chiến lược

27/07/2021

Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh (five forces model) của Michael Porter

MỘT VÀI BÍ KÍP NHỎ GIÚP NTD KHÔNG BỊ MẤT ỨNG VIÊN VÀO PHÚT CUỐI
Nghệ thuật trong đàm phán
Những nguyên tắc cơ bản của đàm phán
Chiến lược cạnh tranh trong từng lĩnh vực kinh doanh
Phân tích môi trường vĩ mô trong quản trị chiến lược

1. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Là những công ty hiện tại chưa tham gia vào khu vực ngành nhưng họ có khả năng làm như vậy.

Mức độ nguy hiểm từ sự gia nhập của đối thủ tiềm ẩn càng cao, mối đe dọa tới lợi ích của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại.

Rào cản gia nhập

- Sự trung thành với nhãn hiệu của khách hàng: Quảng cáo hàng hóa và tên công ty, đổi mới sản phẩm thông qua R&D, nhấn mạnh vào chất lượng và dịch vụ sau bán.

- Lợi thế về chi phí: Kinh nghiệm, bí mật quy trình, kiểm soát các yếu tố đầu vào.

- Lợi thế về quy mô: Sản xuất hàng loạt sản phẩm đã tiêu chuẩn hóa, giảm giá nhờ mua nguyên vật liệu với số lượng lớn.

2. Cạnh tranh giữa các hãng trong ngành

- Nếu cạnh tranh yếu, công ty có cơ hội tăng giá và thu thêm lợi nhuận.

- Khi cạnh tranh ngày càng gay gắt: nguy cơ chiến tranh giá cả, ảnh hưởng xấu tới khả năng thu lợi nhuận.

2.1. Các yếu tố liên quan đến sự cạnh tranh giữa các hãng trong ngành

- Cấu trúc cạnh tranh;

- Điều kiện nhu cầu thị trường;

- Rào cản rút lui.

2.2. Cấu trúc cạnh tranh

Cấu trúc phân nhánh:

- Gồm số lượng lớn công ty nhỏ và trung bình.

- Sản phẩm đồng nhất khó có sự khác biệt.

- Nhu cầu tăng cao, nhiều công ty gia nhập ngành, kéo theo chiến tranh giá cả và phá sản hàng loạt.

- Mối đe dọa hơn là cơ hội.

Cấu trúc hợp nhất:

- Gồm một số lượng nhỏ các công ty lớn.

- Các công ty gắn bó tương đối chặt chẽ.

- Hành động cạnh tranh ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận, thị phần của các công ty khác, kéo theo hành động giáng trả.

2.3. Điều kiện nhu cầu thị trường

- Nhu cầu tăng, cạnh tranh đỡ gay gắt, các công ty có nhiều khoảng trống mở rộng thị trường, tăng lợi nhuận.

- Nhu cầu giảm, các công ty cạnh tranh quyết liệt để duy trì lợi nhuận và thị phần, có thể chiếm lĩnh thị phần của nhau.

3. Sức ép từ phía khách hàng

Người mua tạo được sức ép trong các trường hợp sau:

- Trong ngành gồm nhiều nhà cung cấp nhỏ;

- Người mua mua với số lượng lớn;

- Tổng đơn đặt hàng của người mua chiếm tỷ lệ phần trăm lớn trong ngành;

- Người mua có thể chuyển sang nhà cung cấp khác;

- Người mua có thể hội nhập dọc ngược chiều.

4. Sức ép từ phía nhà cung cấp

Nhà cung cấp tạo được sức ép trong các trường hợp sau:

- Sản phẩm người cung cấp bán là quan trọng đối với công ty, khó có khả năng thay thế;

- Ngành của công ty không quan trọng đối với người cung cấp.

5. Sự đe dọa của sản phẩm thay thế

- Nếu sản phẩm thay thế càng giống sản phẩm của công ty, mối đe dọa càng lớn.

- Nếu ít có sản phẩm tương tự, công ty có cơ hội tăng giá và thu thêm lợi nhuận.