NGHỆ THUẬT T-UP TRONG REFERRAL MARKETING
19/02/2022
“T-up là nói sự thật một cách hay ho” T-up xuất phát từ hình ảnh thanh đỡ bóng hình chữ T trong bộ môn golf. Khi ta muốn đánh bóng vô lỗ, nếu như đặt trái bóng trực tiếp xuống sát mặt cỏ, lực đẩy từ đầu gậy tới bóng sẽ chịu nhiều lực ma sát và đường truyền không thể đẹp được
THOÁT KHỎI TRÌ HOÃN VỚI QUY TẮC 2 PHÚT
QUY TẮC 1% TIẾN BỘ MỖI NGÀY VÔ CÙNG HIỆU QUẢ
ƯỚC MƠ LÀ GÌ? KIỂM CHỨNG ƯỚC MƠ NHƯ THẾ NÀO?
KIỂM SOÁT CĂNG THẲNG VÀ TRÍ TUỆ CẢM XÚC
3 NGƯỜI BẠN CẦN GẶP KHI NGHỈ VIỆC
QUY TẮC 1% TIẾN BỘ MỖI NGÀY VÔ CÙNG HIỆU QUẢ
ƯỚC MƠ LÀ GÌ? KIỂM CHỨNG ƯỚC MƠ NHƯ THẾ NÀO?
KIỂM SOÁT CĂNG THẲNG VÀ TRÍ TUỆ CẢM XÚC
3 NGƯỜI BẠN CẦN GẶP KHI NGHỈ VIỆC
NGHỆ THUẬT T-UP TRONG REFERRAL MARKETING
Phần 1: T-Up là gì?
“T-up là nói sự thật một cách hay ho” T-up xuất phát từ hình ảnh thanh đỡ bóng hình chữ T trong bộ môn golf. Khi ta muốn đánh bóng vô lỗ, nếu như đặt trái bóng trực tiếp xuống sát mặt cỏ, lực đẩy từ đầu gậy tới bóng sẽ chịu nhiều lực ma sát và đường truyền không thể đẹp được. Nhưng nếu bạn dùng thanh đỡ nhỏ hình chữ T này, lực cản giảm, tốc độ và sự chính xác trong đường truyền của bạn sẽ tăng gấp nhiều lần. T-up trong giao tiếp hàng ngày có thể đặt trong mối quan hệ tương quan giữa 3 người hoặc 3 vật, sự việc nào đó. Hiểu nôm na là cách khen ngợi hoặc đánh giá gián tiếp một ai đó hoặc một sự việc nào. Từ đó mối quan hệ giữa cả hai sẽ tốt hơn rất nhiều. Ví dụ bạn quen thân với A, và A chưa từng biết tới B, Nhưng thông qua những nhận định tốt từ bạn về B, A cũng sẽ có những ấn tượng tốt ban đầu về B. Bạn sẽ đẩy mối quan hệ giữa A và B tới gần hơn rất nhiều, tạo môi trường dễ tiếp nhận thông tin cho cả 3. Giống như dùng thanh đỡ trong chơi golf, bạn đã dùng phương thức T-up mào đầu cho A và B, giúp họ cởi mở với nhau hơn trong lần đầu gặp.
Phần 2: Tầm quan trọng của T-Up trong referral marketing
T-up trong hoạt động marketing còn có tên gọi khác là Promotion. Nó giúp khách hàng có ngay những ấn tượng ban đầu thật sâu sắc và nảy sinh mong muốn biết thêm về sản phẩm khi các lời quảng cáo thông thường đã mất tác dụng. Trong các hình thức marketing, việc truyền miệng luôn tạo được sự tin tưởng từ phía khách hàng. Bởi chính những người thân xung quanh bạn là người đưa ra nhận định và vô thức quảng bá sản phẩm qua những câu chuyện hàng ngày giữa cả hai. Các chiến dịch marketing của các tập đoàn đa quốc gia như Pepsi hay Apple, Starbuck đều tận dụng rất tốt điều này. Với hình thức kinh doanh trong thời đại 4.0, rất nhiều công ty bỏ qua mô hình B to C, hay B to B mà chuyển thẳng B to F – Business to Fan. Doanh nghiệp không cần hệ thống đại lý bán lẻ, không cần kho chứa hàng cồng kềnh. Thông qua hình thức truyền miệng, công ty tận dụng mạng lưới fan của họ để tiếp cận khách hàng một cách nhanh nhất.
Phần 3: Nguyên tắc sử dụng T-Up
- Nguyên tắc 01: Phải nói đúng sự thật, và từ những gì mình thực sự cảm nhận được qua trải nghiệm thực tế.
- Nguyên tắc 02: T-up đúng trọng tâm cần T-up. 80% kết quả luôn tới từ 20% hành động chất
lượng nhất của bạn.
- Nguyên tắc 03: Hiểu rõ về người, về điều mà mình định T-up
- Nguyên tắc 04: Biết đối tượng người nghe là ai, và chủ đề mà họ thực sự quan tâm.
- Nguyên tắc 05: Biết hoàn cảnh và sử dụng ngôn từ nào phù hợp để T-up.
- Việc cố gắng khen không thực tâm hay lắng nghe không tập trung sẽ rất dễ bị lộ. Nếu như T-up xuất phát từ nhu cầu cá nhân của mỗi người, thì bạn cũng không nhất thiết phải kìm nén nó xuống. Đôi khi một lời nhận xét hay lời khen ngợi thực tâm từ bạn sẽ làm sáng bừng cả một ngày làm việc hoặc thậm chí cả cuộc sống của một ai khác đó
Phần 4: Một số ví dụ áp dụng T-Up trong thực tế
- Trường hợp 1:
T-Up người bạn biết rất rõ về phẩm cách nhưng chưa biết nhiều về công việc. Mặc dù tôi chưa có dịp trải nghiệm sản phẩm (dịch vụ) của… ( đối tượng cần T-Up) nhưng tôi rất ấn tượng về phẩm giá cũng như là cốt cách của….. Đó là một người chân thành,
sáng tạo và hiệu quả (3 tính từ mô tả về đối tượng cần T-Up).
- Trường hợp 2: T-Up người đã có thành quả trong công việc Giới thiệu với anh (chị), đây là anh (chị)... người đã giúp cho …(khách hàng) đạt được….(kết quả) bằng ….(giải pháp).
- Trường hợp 3:
T-Up cho người mới, chưa có thành quả Giới thiệu với anh (chị), đây là anh (chị)....mặc dù mới tham gia lĩnh vực ….(tên lĩnh vực) trong một thời gian ngắn, nhưng đã được…. (khách hàng) đánh giá cao ở….(điểm mạnh,tích cực). Tôi tin rằng với tinh thần ham học hỏi, sự nhiệt tình và tận tâm sẽ sớm giúp anh/chị trở thành một Business Coach xuất sắc, được…. (khách hàng) đón nhận.
- Trường hợp 4:
T-up cho sản phẩm/dịch vụ Đây là anh (chị)... mặc dù mới trở thành khách hàng của …. (tên thương hiệu) một thời gian ngắn, nhưng đã có sự thay đổi nhanh chóng và rõ rệt về….(vấn đề khách hàng gặp phải trước khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ).
#nguồn: Business Coach Đỗ Văn Học - ActionCoac